CÔNG NGHỆ UNITANK

CÔNG NGHỆ UNITANK

CÔNG NGHỆ UNITANK

CÔNG NGHỆ UNITANK

 

I. Giới thiệu về công nghệ UNITANK

Unitank còn được gọi là xử lý sinh học xen kẽ. Đơn vị cơ bản của một hệ Unitank điển hình có 3 bể hình chữ nhật ( bể A,B,C) được thông với nhau bởi ống hoặc tường hở phía dưới. Thiết bị sục khí được bố trí trong mỗi bể, có thể là đĩa, ống sục khí, thiết bị sục khí bề mặt hoặc thiết bị chìm. Hai bể bên ngoài (bể A, C) bao gồm các cống xả cố định và khe chứa bùn, chúng được sử dụng như bể sục khí và bể lắng xen kẽ. Trong khí bể giữa (B) chỉ được sục khí làm bể sục khí. Ngoài ra nước thải đi vào bất kì bể nào theo chế độ tự động kiểm soát của các van điện.

a) Cấu trúc cơ bản của hệ UNITANK hình chữ nhật

Unitank còn được gọi là xử lý sinh học xen kẽ. Đơn vị cơ bản của một hệ Unitank điển hình có 3 bể hình chữ nhật ( bể A,B,C) được thông với nhau bởi ống hoặc tường hở phía dưới. Thiết bị sục khí được bố trí trong mỗi bể, có thể là đĩa, ống sục khí, thiết bị sục khí bề mặt hoặc thiết bị chìm. Hai bể bên ngoài (bể A, C) bao gồm các cống xả cố định và khe chứa bùn, chúng được sử dụng như bể sục khí và bể lắng xen kẽ. Trong khí bể giữa (B) chỉ được sục khí làm bể sục khí. Ngoài ra nước thải đi vào bất kì bể nào theo chế độ tự động kiểm soát của các van điện.

b) Cấu trúc cơ bản của hệ UNITANK hình tròn

II.Các quá trình sinh học diễn ra trong UNITANK

Quá trình oxy hóa chất hữu cơ:

            BOD5 + O2 + vi sinh vật => CO2 + H2O + tế bào mới (C5H7NO2) + năng lượng

Trong đó:        C5H7NO2 :biểu thị công thức phân tử của bùn hoạt tính.

                                    BOD5       :biểu thị các hợp chất dễ phân hủy sinh học có mặt trong nước thải.

Quá trình Nitrat hóa:

Phản ứng Nitrat hóa được mô tả như sau:

1. Chuyển hóa Nitơ Amoniac thành Nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrosomonas

            Nitơ Amoniac  +  1.5 O2  =>  Nitrite  +  H2O  +  giảm độ kiềm

2. Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter

            Nitrite  +  0.5 O =>  Nitrate

Phản ứng Nitrate hóa được mô tả bằng phương trình tổng quát sau:

            Nitơ Amoniac  + 2O2 => Nitrate + H2O + giảm độ kiềm

Quá trình khử Nitrate:

Trong quá trình khử Nitrate bằng phương pháp sinh học, nitrate được chuyển hóa thành khí Nitơ tự do. Khí Nitơ sinh ra được thoát vào không khí. Ngược lại với quá trình Nitrate hóa, quá trình khử Nitrate bằng phương pháp sinh học diễn ra trong môi trường yếm khí (không có oxy) và sử dụng các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước thải như là nguồn carbon. Phản ứng khử Nitrate được mô tả bằng phương trình sau:

 

Nitrate nitrogen  +  Carbon hữu cơ      =>     Khí Nitơ + Độ kiềm

Ngoài ra với việc sử dụng đan xen giữa quá trính hiếu khí, thiếu khí và yếm khí cũng diễn ra quá trình khử phốt pho trong nước thải bằng cả 2 phương pháp sinh học hiếu khí và yếm khí.

Quá trình khử phốt pho bằng phương pháp sinh học:

Phốt pho tồn tại trong nước thải dưới các dạng orthophosphate, polyphosphate và phốt pho hữu cơ. Trong quá trình xử lý sinh học, phốt pho trong nước thải được tách ra thông qua việc tạo thành các mô của tế bào vi sinh vật trong quá trình khử chất hữu cơ. Quá trình này bao gồm 2 bước được mô tả như sau:

 

III. Ưu điểm của công nghệ UNITANK

 

c) Phối cảnh của hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ UNITANK

 

- Cấu tạo đơn giản

- Ít chiếm diện tích

- Chi phí trung bình – hiệu quả cao

- Phù hợp với các trạm xử lý có công suất nhỏ hoặc trung bình, đặc biệt là cải tạo hoặc mở rộng công suất hệ thống.

III. Ứng dụng công nghệ unitank

 

d) Sơ đồ công nghệ 3D của hệ thống xử lý nước thải tập trung

e) Mặt bằng và phối cảnh tổng quát của hệ thống xử lý nước thải tập trung

f) Phối cảnh view 1 của hệ thống

g) Phối cảnh view 2 của hệ thống

h) Phối cảnh của hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ unitank

 

Nguồn: Mathematical Modelling of System, Environmental Technology, Journal of Environmental Sciences 19(2007),..
 

Nhận tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công các trạm xử lý nước cấp, xử lý nước thải. Lập bản vẽ chi tiết 2D, 3D, Shopdrawing. Đào tạo Revit môi trường cho Doanh nghiệp, Sinh viên, các trường Đại học. Đừng ngừng ngại liên hệ với chúng tôi.

Người viết: KS. Nguyễn Anh Tuấn

KS. Nguyễn Mai Trâm

 

 

Facebook chat