THIẾT KẾ TÍNH TOÁN BỂ LỌC SINH HỌC BÁM DÍNH

THIẾT KẾ TÍNH TOÁN BỂ LỌC SINH HỌC BÁM DÍNH

THIẾT KẾ TÍNH TOÁN BỂ LỌC SINH HỌC BÁM DÍNH

QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG BÁM DÍNH

 

I. GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG BÁM DÍNH

Quá trình sinh trưởng bám (STBD) là quá trình mà trong đó màng sinh học (biological slime) hình thành trên các vật liệu bám dính ( media) để đồng hóa và oxy hóa chất ô nhiễm trong nước thải.

  • Trong quá trình STBD, vi sinh vật bám dính trên các giá thể trơ sẽ chuyển hóa và khử hợp chất hữu cơ hoặc chất dinh dưỡng.
  • Quá trình STBD có thể hoạt động như quá trình hiếu khí hay kị khí
  • Giá thể cố định có thể đặt ngập hoặc không đặt ngập trong nước
  • Độ dày màng sinh học từ 100 micro đến 10mm
  • Nồng độ VSS có thể khoảng từ 40 – 100 g/l
  • Quá trình tăng trưởng hiếu khí bám dính được sử dụng để khử chất hữu cơ và thực hiện quá trình nitrat hóa
  • Các công trình sử dụng quá trình này bao gồm:
  • Lọc sinh học nhỏ giọt ( trickling filter)
  • Lọc sinh học cao tải ( roughing filter)
  • Bể lọc sinh học tiếp xúc quay ( rotating biological contactor-  RBC)
  • Bể nitrat hóa màng dính bám ( fix – film nitrification reactor)
  • Bể lọc sinh học ngập nước hiếu khí ( Submerged aerated biofilter)

 

  • Các công trình này có thể chịu được tải trọng shock và sự thay đổi nhiệt độ

Ảnh 1.1: Hệ thống xử lý nước thải công nghệ bám dính

Ảnh 1.2: Hệ thống xử lý nước thải công nghệ bám dính

II. BỂ LỌC SINH HỌC ( TRICKLING FILTER)

1. Cấu tạo

 

Hình 1.1 Cấu tạo bên trong của bể Trickling filter

 

Hình 1.2 Cánh phân phối nước

                                                              Hình 1.3 Giá đỡ giá thể                                                                                 Hình 1.4 Miếng phân phối nước

Ngoài ra thì các bạn có thể tham khảo clip animation để hiểu rõ hơn về cấu tạo của bể

 

2. Nguyên lý hoạt động:

Bể lọc chứa những giá thể cố định không đặt ngập, lớp giá thể này dễ thấm nước với vi sinh kết dính lên đó. Nước thải đầu vào được phân phối đều khắp diện tích bề mặt nhờ bộ phận phân phối tay quay. Nước thải đi qua giá thể sẽ thấm hoặc nhỏ giọt trên đó. Chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân hủy nhờ lớp vi sinh hiếu khí dính kết trên giá thể. Lúc vi sinh vật phát triển, lớp màng dày lên, do đó oxy bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày của lớp vi sinh, vì vậy môi trường kị khí hình thành ngay sát bề mặt vật liệu lọc. Quá trình đồng hóa chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh gần bề mặt giá thể. Kết quả là vi sinh bị phân hủy nội bào, không còn khả năng bám dính trên giá thể và bị rửa trôi

3. Ưu điểm của bể lọc sinh học:

  • Yêu cầu năng lượng thấp: Bể lọc không yêu cầu về các thiết bị tiêu thụ năng lượng khác như máy thổi khí
  • Bùn thải dễ dàng làm khô: bùn và chất rắn từ bộ lọc  chủ yếu bao gồm lớp chất nhờn sinh học. Loại bùn này có xu hướng lắng dễ dàng hơn bùn thải hoạt tính thông thường.
  • Không cần bảo trì thường xuyên: Chỉ có 1 số lượng giới hạn các bộ phận chuyển động, bộ phận lắp ghép. Chỉ yêu cầu duy trì chất lượng nước thải phù hợp trong công nghệ lọc sinh học là điều tối thiểu.
  • Chất lượng dòng thải phù hợp
  • Chống độc tố và sốc tải: Bộ lọc có khả năng xử lý và phục hồi shock tải vì chúng không phải là 1 hệ thống trộn hoàn chỉnh.
  • Chất độc chỉ ảnh hưởng đến phần vật liệu lọc được phun trực tiếp lên, còn những phần còn lại vẫn hoạt động bình thường.

    Tái tuần hoàn nước thải của bộ lọc để pha loãng (dilute) shock tải.

  • Dễ vận hành: không đòi hỏi chuyên môn cao để cung cấp nước thải hợp lý

4. Nhược điểm của bể lọc sinh học:

  • Quá tải hữu cơ hoặc thông khí không đầy đủ có thể dẫn đến sự phân hủy kị khí trong môi trường lọc sinh ra mùi khó chịu.
  • Ruồi và các loài côn trùng khác có thể phát triển xung quanh nếu không được bảo quản hoặc độ ẩm của bộ lọc không đủ.

  • Vật liệu lọc dễ bị ngẹt ( Potential for clogged media)
  • Hiệu chỉnh thiếu chính xác: bể lọc sinh học khó thiết kế để tăng tải trọng nhanh. Ngoài ra bể lọc khó để tinh chỉnh được để đạt hiệu suất cao.
  • Chi phí cho bơm: Cần thiết bị bơm với hiệu suất cao để bơm dòng nước thải đi ra ngoài phân phối qua tay quay, tuần hoàn nước thải đạt đủ độ ẩm môi trường.

5.Vật liệu lọc:

Vật liệu lọccần thiết phải có độ bền, không hòa tan và kháng hóa chất (resistant to chemicals). Có 3 loại giá thể cơ bản:

+ Đá

+ Gỗ đỏ

+ Vật liệu tổng hợp

Giá thể đá (Nguồn: the water ang carbon group)

Giá thể dạng ngẫu nhiên (Nguồn: Trickling filter austraulia)

Giá thể dạng khe rãnh (Nguồn: Trickling filter austraulia)

 

Giá thể dạng đứng (Nguồn: Trickling filter austraulia)

Giá thể modun ống  (Nguồn: Trickling filter austraulia)

6. Vi sinh vật:

Vi khuẩn được chia thành 2 loại cơ bản:

+ Vi khuẩn hiếu khí

  • Yêu cầu oxy hòa tan để hô hấp (respiration).
  • Phân hủy (break down) và ổn định các chất hữu cơ vào thành hòa tan chuyển hóa thành năng lượng.
  • Sản phẩm phân hủy là sinh khối, CO2, NH3, phosphates.

+ Vi khuẩn kị khí

  • Không yêu cầu oxy hòa tan để hô hấp.
  • Sử dụng nitrat hoặc sulfate làm nguồn oxy thay thế.
  • NO3 – khử nitrat, chuyển hóa thành khí N2
  • Nito hữu cơ được sử dụng như nguồn thức ăn vì vậy tăng độ kiềm.

Vi sinh vật: Lớp vi sinh của bể lọc sinh học bao gồm các vi sinh vật phức tạp và đa tế bào. Những sinh vật này có nguồn gốc từ vật chất hữu cơ và vi khuẩn

Protozoa (Động vật nguyên sinh)

  • Trùng roi (Flagellates)

 Flagellate  (Nguồn CK12.org)

Peranema Flagellate ( Nguồn: boginvertebrates.wordpress.com)

7. Tính toán:

Xác định các yếu tố sau đây để thiết kế lọc sinh học bám dính/ lắng tiếp xúc ( trickling filter/ solids contact) :

+ Đường kính bể lọc và tỉ lệ ứng dụng thủy lực

+ Lượng oxy cần thỏa trong bể lọc nhỏ giọt, kg/ng

+  Lượng oxygen cần thiết trong bùn hoạt tính của bể hiếu khí, (kg/ng)

+ Lượng bùn thải ra mỗi ngày, kg/ng

+ Thể tích và thời gian lưu thủy lực của bể hiếu khí

Tính chất nước thải

sBOD (soluble BOD): BOD hòa tan hay còn gọi là BOD sau khi lọc

Đối với thiết kế  lọc sinh học bám dính/ lọc tiếp xúc (TF/SC) giả sử áp dụng những điều kiện sau:

  1. Số đơn nguyên bể lọc sinh học bám dính = 2
  2. Tốc độ phản ứng của BOD ở nhiệt độ 20°C = 0.21 (L/s)^0.5/m²
  3. Chiều sâu của lớp giá thể = 6.1m
  4. Tải lượng BOD = 0.7 kgBOD/m³.ng
  5. Hệ số sản lượng Y = 0.6g VSS/g BOD
  6. Hệ số phân hủy nội bào kd = 0.08 g/g.ng
  7. UBOD/BOD = bCOD/bsCOD = 1.6
  8. sBOD trong nước thải được lọc sinh học = 0.5 BOD
  9. Thời gian lưu bùn hoạt tính = 1 d
  10. MLSS = 2500 g/m³
  11. Lắng thứ cấp  sBOD/ BOD = 0.5
  12. Tỉ số sinh khối VSS/TSS = 0.85

​Trong đó:

_ UBOD: Ultimate Carbonaceous Biochemical Oxygen Demand.

_ bsCOD: biodegradable soluble Chemical Oxygen Demand.

1. Tỉ lệ ứng dụng thủy lực và đường kính bể lọc

a. Tỉ lệ ứng dụng thủy lực

Tỉ lệ tải trọng hữu cơ:

Trong đó: A = diện tích mặt cắt ướt, m²

                 D = Độ sâu của giá thể, m

                q =  tỉ lệ ứng dụng thủy lực. m³/m².d

 b. Đường kính bể lọc sinh học bám dính

Vì 2 đơn nguyên nên diện tích trên mỗi đơn nguyên là 76.1m²

Đường kính = 9.8m

2. Lượng oxygen cần thiết trong bùn hoạt tính của bể hiếu khí, (kg/d).

  1. Xác định BOD hòa tan (soluble BOD) được loại bỏ : sBOD = 0.5 BOD

Tốc độ phản ứng BOD tuyệt đối ở nhiệt độ 15°C

Tốc độ phản ứng BOD thông thường ở nhiệt độ 15°C

sBOD được khử  trong dòng thải qua màng lọc:

sBODkhử =  90g/m³ - 0.5(19.7g/m³) = 80.1 g/m³

b. Xác định BOD ở dạng phân tán ( particulate BOD: là dạng BOD có được từ lơ lửng, dạng không tan) được khử

BOD ở dạng phân tán trong dòng thải = BOD – sBOD

pBOD = (130 – 90) g/m³ = 40 g/m³

Dựa vào biểu đồ 9-17_trang 46,

Lượng pBOD được khử trong 0.7 kg BOD/m³.d = 56%

pBOD được khử trong dòng thải của bể lọc sinh học:

pBOD được khử = 40 g/m³ - 17.6 g/m³ = 22.4 g/m³

c. Xác định BOD trong dòng thải:

BOD trong dòng thải = sBOD + pBOD = (9.9 + 17.6) g/m³

= 27.5 g/m³

3. Xác định lượng Oxy cần thỏa trong bể lọc sinh học

Dựa vào bảng 9-16, thời gian lưu bùn = 2.5 ngày tại tỉ lệ hữu cơ của 0.70 kg BOD/m³

Xác định sản lượng sinh khối:

Khử chất nền (S0 – S) trong bể lọc sinh học = (130 – 27.5) = 102.5 g/m³

Cho giá trị thời gian lưu bùn

Oxygen cần thiết để loại bỏ chất hữu cơ

4. Xác định nồng độ sinh khối trong bùn hoạt tính của bể hiếu khí

BOD bị khử xấp xỉ 27.5 g/m³, SRT = 1 ngày

Sinh khối sinh ra nhờ vào quá trình oxy hóa chất hữu cơ

Sinh khối duy trì sau quá trình phân hủy nội bào của lọc sinh học

Tổng sinh khối = 47.4 g/m³ +15.3 g/m³ = 62.7g/m³

5. Xác định lượng oxy cần thiết trong bùn hoạt tính của bể hiếu khí

Tổng lượng oxy tiêu thụ = 1.6 (130g/m³) – 1.42 (62.7g/m³) = 119 g/m³

Oxy cần thiết trong bùn hoạt tính = Oxy tổng- Oxy cần thiết trong màng lọc

= 119 g/m³ - 91.1 g/m³ = 27.9 g/m³

Kg O2/ngày = (27.9 g/m³) (5000m³/ng) (1kg/10³ g) = 140 kg/ng

6.Xác định lượng bùn thải mỗi ngày (TSS)

a. Xác định chất rắn lơ lửng vô cơ ( inert inorganic solids)

Chất rắn lơ lửng= TSS – VSS = 60g/m³ - 52g/m³ = 8g/m³

b. Xác định tổng chất rắn thải ra mỗi ngày dưới đơn vị g/m³

Tổng chất rắn = Sinh khối + Tổng chất rắn lơ lửng + nbVSS

c. Xác định tổng chất rắn thải bỏ mỗi ngày dưới đơn vị kg/ngày

​Px = (101.8 g/m³)(5000 m³/d)(1kg/10³ g) = 509 kg bùn thải/ng

7. Xác định thể tích bùn hoạt tính trong bể hiếu khí và thời gian lưu nước

a. Xác định thể tích bùn hoạt tính

b. Thời gian lưu nước

 

III. BỂ LỌC SINH HỌC TIẾP XÚC QUAY (ROTATING BIOLOGICAL CONTACTOR - RBC)

1. Khái quát và cấu tạo của đĩa quay sinh học:

            Đĩa quay sinh học RBC (Rotating biogical contactors) là thiết bị được gắn rất nhiều đĩa hình tròn trên một trục quay. Vật liệu chế tạo đĩa là polyethylen hoặc polyvinylclorua. Thiết bị đĩa quay sinh học được đặt chìm trong nước (40 - 90% tổng diện tích bề mặt) và quay với tốc độ chậm. Màng vi sinh vật hình thành trên mặt đĩa nhựa với độ dày 1 - 4mm. Khi chuyển động quay, đĩa chứa màng vi sinh được tiếp xúc với chất ô nhiễm trong nước và tiếp xúc với oxi trong không khí để oxi hoá các chất hữu cơ và giải phóng CO2. Khi khối đĩa quay xuống, vi sinh vật nhận chất nền (chất dinh dưỡng) có trong nước. Quá trình tiếp diễn như vậy cho đến khi hệ vi sinh vật sinh trưởng và phát triển sử dụng hết các hữu cơ có trong nước thải. Khi đĩa quay, tạo cho màng có khả năng thay đổi liên tục trạng thái tiếp xúc. Tiếp xúc với các tạp chất hữu cơ, khi chuyển động trong nước thải và sau đó lại tiếp xúc với oxi không khí ra khỏi nước thải. Đĩa quay được chuyển động nhờ motor. Nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa tiếp xúc được với không khí, vừa tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải. Vì vậy chất hữu cơ phân huỷ nhanh, Màng vi sinh bám trên đĩa có dạng thô nhám, chứa ít vi sinh vật dạng sợi. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ và hợp chất chứa nitơ trên thiết bị đĩa quay sinh học chính là quá trình phân huỷ sinh học hiếu khí.

Hình 3.1 Cấu tạo của bể RBC

Hình 3.2: Cụm bể điều hòa kết hợp với RBC áp dụng hiệu quả trong xử lý nước thải sinh hoạt 

Clip về cơ chế hoạt động của cụm RBC được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình 

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của RBC là lớp màng sinh học. Khi bắt đầu vận hành các vi sinh vật trong nước bám vào vật liệu và phát triển ở đó cho đến khi tất cả vật liệu được bao bởi lớp màng nhầy. Vi sinh vật trong màng bám trên đĩa quay gồm các vi khuẩn kị khí tùy tiện như Psedomonas, Alcaligenes, Flavobacterium, Micrococus, các vi sinh vật hiếu khí như Bacillus thì thường có ở lớp ngoài của màng. Khi kém khí thì tạo thành lớp màng vi sinh vật mỏng và gồm các chủng vi sinh vật yếm khí như Desulfovibrio và một số vi khuẩn sunfua. Trong điều kiện yếm khí, vi sinh vật thường tạo mùi khó chịu. Nấm và các vi sinh vật hiếu khí phát triển ở lớp ngoài màng và cùng tham gia vào việc phân hủy các hợp chất hữu cơ. Sự đóng góp của nấm chỉ quan trọng trong trường hợp pH của nước thải thấp, hoặc các loại nước thải công nghiệp đặc biệt bởi vì nấm không thể cạnh tranh với các loại vi khuẩn về thức ăn trong điều kiện bình thường. Tảo mọc trên bề mặt lớp màng vi sinh vật làm tăng cường sức chịu đựng CO2 của lớp màng sinh học.

Nói chung pH tối ưu cho RBC là từ 6,5 - 7,8, khi để oxi hóa các hidratcarbon thì pH thích hợp là 8,2 - 8,6. Để nitrat hóa nitrat hóa thì pH tối ưu khoảng 7,2 - 7,8. Quá trình nitrat hóa có thể đưa tới việc kiềm hóa môi trường vì vậy thêm các chất kiềm như vôi là điều cần thiết. Nhiệt độ nước thải ở mức 13 – 32°C không ảnh hƣởng nhiều đến quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi nhiệt độ giảm dưới 13°C thì hiệu quả xử lý giảm. Để đạt được hiệu suất xử lý cao, nước thải phải được giữ ở điều kiện thoáng khí trong toàn bộ hệ thống để đảm bảo quá trình oxi hóa hidratcarbon và nitrat hóa.

- Thiết kế theo đơn nguyên, dễ dàng thi công theo từng bậc, tiết kiệm sử dụng mặt bằng. Để thiết kế đĩa tiếp xúc sinh học cần lưu ý các thông số sau: cách sắp xếp các đĩa tiếp xúc sinh học, lưu lượng nạp, chất lượng nước thải đầu ra

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của RBC:

a. Lớp màng sinh học

Lựa chọn loại vật liệu làm bằng màng của thiết bị RBC là hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định lớn đến hiệu quả xử lý nước. Khi bắt đầu vận hành các vi sinh vật trong nước bám vào vật liệu làm màng sinh học và phát triển ở đó cho tới khi tất cả lớp vật liệu được bao phủ một lớp màng nhầy (vi sinh vật) dày chừng 0,16-0,32cm sinh khối bám chắc vào lớp vật liệu được coi như màng lọc sinh học. Tùy vào điều kiện làm việc của RBC và đặc thù của nơi cần xử lý mà chọn loại màng cho phù hợp.

 b. Hàm lượng oxi hòa tan

DO trong nước thải cần giữ được ở mức lớn hơn 1 - 2 mg/l trong bồn xử lý nước thải để đảm bảo đủ oxi cho quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí.

c. Vi sinh vật trên màng Trên bề mặt đĩa gồm một số loại vi khuẩn tùy nghi như: Psedomonas, Flavobacterium, .... nhưng chủ yếu là hoạt động của vi khuẩn hiếu khí như: E.coli, Bacillus, .... thì thường có ở lớp trên của màng. Trong điều kiện kị khí thì tạo thành lớp màng vi sinh mỏng và tạo ra mùi khó chịu. Nấm và các vi sinh vật hiếu khí phát triển ở lớp màng ngoài, tham gia vào việc phân hủy các chất hữu cơ. Một số loại nấm, tảo có thể xử lý được chất ô nhiễm hữu cơ ở nhiệt độ tương đối thấp.

d. Ảnh hưởng của pH Nói chung pH tối ưu cho RBC hoạt động là từ 6.5 - 7.8 nhưng tùy vào loại nước thải ta có khoảng pH riêng biệt. Khi để oxi hóa các chất hidrat cacbon thì pH thích hợp là 8,2 - 8,6. Để nitrat hóa các hợp chất nitơ trong nước thải thì pH tối ưu khoảng 7,2 - 7,8.

e. Các chất dinh dưỡng bổ sung vào nước thải

Điều kiện thích hợp về mặt dinh dưỡng để vi sinh vật hoạt động để phân hủy chất hữu cơ phải theo tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1.

f. Thời gian lưu và tải lượng ô nhiễm

Tải lượng của đĩa khoảng 0,5 - 1 kgBOD/ngày.m2 vì vậy hàm lượng chất hữu cơ đầu vào phải phù hợp để đảm bảo hiệu quả xử lý. Thời gian lưu của nước trong bể RBC khoảng 40 - 90 phút để oxi hóa các hợp chất hữu cơ chứa cacbon và 90 - 240 phút đối với các hợp chất hữu cơ chứa nitơ.

 g. Tốc độ quay và đường kính đĩa

Tốc độ quay của RBC khoảng 3 - 4rpm. Khi tăng tốc độ quay cũng làm tăng tốc độ trao đổi oxi nhưng đồng thời với việc tăng yêu cầu sử dụng năng lượng. Khi vận hành đĩa quay sinh học, sự sinh trưởng của vi sinh vật đƣợc gắn kết vào bề mặt đĩa tạo nên một lớp màng mỏng trên các bề mặt ngập nước của đĩa. Khi quay đĩa có mang theo vi sinh vật gây tác động tới sự vận chuyển oxi, sự vận chuyển này đảm bảo cho sinh khối tồn tại trong điều kiện hiếu khí. Đồng thời đĩa quay cùng là một cơ chế tách chất rắn dư ra khỏi bề mặt đĩa nhờ lực xoáy, lực xoắn do nó tạo ra vì vậy vi sinh vật sau khi chết sẽ tự tách khỏi bề mặt đĩa và lắng xuống. Việc thiết kế RBC dễ dàng về mặt động học màng đối với thiết bị riêng hay đối với hệ thống nhiều màng sinh học. Động học của màng sinh hoạt được kiểm nghiệm dựa trên kinh nghiệm trong các hoạt động thiết kế.

h. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Tốc độ phản ứng oxi hóa sinh hóa tăng khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên, trong thực tế nhiệt độ nước thải trong hệ thống xử lý được duy trì trong khoảng 20 - 300C. Khi nhiệt độ tăng quá ngưỡng trên có thể làm vi sinh vật bị chết, còn ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ làm sạch sẽ bị giảm và quá trình thích nghi của vi sinh vật với môi trường mới bị chậm lại, các quá trình nitrat hóa bị giảm hiệu suất. Còn trong điều kiện nhiệt độ tối ưu, khi nhiệt độ tăng tốc độ phân hủy các chất hữu cơ tăng lên gấp 2 - 3 lần.

3. Ưu điểm:

  • Chi phí vận hành và bảo trì thấp nhất trong những mô hình xử lý nước thải cùng loại
  • Thiết bị làm việc đạt hiệu quả xử lý chất hữu cơ (BOD) trên 90%; chất dinh dưỡng (N, P) đạt trên 35%.
  • Không yêu cầu tuần hoàn bùn.
  • Không yêu cầu cấp khí cưỡng bức.
  • Không có tiếng ồn, không có mùi hôi
  • Nắp đậy dễ sử dụng
  • Bảng điều khiển đưa ra cảnh báo ngay lập tức khi xảy ra sự cố
  • Cung cấp điện 1 pha tiêu chuẩn

4. Đặc điểm thiết kế:

  • Đĩa trong bể cung cấp vùng xử lý sinh học hiệu quả cao.
  • Ở vùng xử lý chính, chất rắn được xử lý và giữ lại
  • Thiết bị quản lý lưu lượng kiểm soát lưu lượng vào và cho phép bể giữ lại trong 6 giờ khi bị mất điện
  • Có 2 vùng xử lý sinh học – cải thiện chất lượng nước
  • Khu vực xử lý cuối cùng trang bị 1 máy bơm bùn đơn giản để bơm bùn ra ngoài
  • Một số loại bồn RBC thiết kế theo catalog của Kingspan:

Theo:  Wastewater Engineering - Metcalf - Eddy

The Pennsylvania State Association of Township Supervisors (PSATS) Gannett Fleming, Inc. Dering Consulting Group Penn State Harrisburg Environmental Training Center 

Một số báo cáo nghiên cứu khoa học khác.

 

 

Nhận đào tạo phần mềm Revit cho ngành môi trường, các dự án 3D, 2D, tách shopdrawing - Liên hệ: 036.8428.094

Facebook chat